Với tư cách là nhà tuyển dụng, bạn không thể tự tiện hỏi bất kỳ câu hỏi nào đối với ứng cử viên, vậy nhà tuyển dụng nên hỏi gì khi phỏng vấn?
Mục Lục
Nhà tuyển dụng nên hỏi gì khi phỏng vấn?
Dựa trên các tiêu chí đã xây dựng, hãy phát triển một bộ câu hỏi giúp bạn xác định được tiềm năng cần thiết ở ứng viên. Có một số nhóm câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng nên đặt ra cho ứng viên:
1. Nhà tuyển dụng nên hỏi gì khi phỏng vấn? – Các câu hỏi chung
Các câu hỏi chung thường được sử dụng để làm rõ một số thông tin trên resume/CV của ứng viên. Ngoài ra bạn cũng có thể đặt câu hỏi để tìm hiểu lý do vì sao ứng viên muốn theo đuổi lĩnh vực nghề nghiệp, hoặc vị trí này ở công ty bạn.
Ví dụ:
– Bạn đã làm việc ở công ty X trong bao lâu?
– Vai trò của bạn ở vị trí này là gì?
– Vì sao bạn muốn trở thành…?
– Vì sao bạn muốn làm việc cho chúng tôi?
– Hãy kể những điều bạn biết về công ty chúng tôi.
– Hãy kể cho chúng tôi về một số sở thích của bạn.
Bạn nên tránh đặt các câu hỏi về chiều cao, cân nặng, tôn giáo, vùng miền, giới tính, tôn giáo, khuyết tật,… Những câu hỏi này có thể xâm phạm vào đời tư cá nhân của nhân viên và khiến họ khó xử.
2. Nhà tuyển dụng nên hỏi gì khi phỏng vấn? – Câu hỏi hành vi
- – Hãy kể lại một tình huống bạn sử dụng sự sáng tạo để giải quyết công việc.
- – Kể về một khủng hoảng đã từng xảy ra trong công việc của bạn và cách mà bạn xử lý chúng. .
- – Kể về dự án lớn nhất mà bạn từng thực hiện?
Các câu hỏi hành vi không chỉ hỏi về những gì ứng viên từng hoàn thành, mà còn khai thác được vì sao họ làm điều đó, và làm điều đó như thế nào. Vì vậy các câu trả lời thường đáng tin và trung thực hơn. Ngoài ra, vì dựa trên sự kiện thực tế, bạn có thể dễ dàng kiểm tra và xác thực thông tin.
Thay vì hỏi về một sự kiện từng xảy ra, chúng đưa ra một tình huống trong tương lai để xem xét hành vi của ứng viên. Ví dụ:
- – Bạn sẽ làm gì nếu phát hiện đồng nghiệp của mình đánh cắp tiền từ công ty?
- – Bạn và đồng nghiệp X vốn có mâu thuẫn cá nhân nhưng lại phải cùng làm chung một dự án. Bạn sẽ làm gì trong tình huống đó?
3. Câu hỏi gây áp lực
Mục đích của các câu hỏi này là dồn ứng viên vào trạng thái căng thẳng và thu thập phản ứng của họ trong những tình huống đó. Chúng có thể hỏi về các vấn đề nhạy cảm như: “Bạn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?”, hay “Lý do gì khiến bạn bị đuổi việc ở công ty cũ?”…
Người phỏng vấn cũng có thể đặt các câu hỏi mẹo như “Có bao nhiêu con chuột ở Hà Nội?”, “Làm thế nào để thả quả trứng xuống sàn bê tông mà không làm vỡ nó?… Các câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá được tính cách, sự sáng tạo và khả năng giải quyết tình huống của ứng viên. Đôi khi chúng tạo nên sự hài hước và làm ứng viên cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên không nên lạm dụng loại câu hỏi này, vì chúng không khai thác trực tiếp kỹ năng, kinh nghiệm của ứng viên.
4. Nhà tuyển dụng nên hỏi gì khi phỏng vấn? – Câu hỏi tình huống
Đây là dạng câu hỏi giúp bạn đánh giá khả năng xử lý tình huống của ứng viên. Hãy hỏi ứng viên cách họ xử lý một tình huống cụ thể trong công việc như thế nào. Ví dụ:
Bạn sẽ làm gì khi gặp một khách hàng đang vô cùng tức giận?
Bạn sẽ làm gì để giảm căng thẳng trong công việc?
Xem thêm: https://sme.vn/quy-trinh-tuyen-dung-nhan-su/
5. Câu hỏi về hành vi trong quá khứ
Dạng câu hỏi này yêu cầu ứng viên cho biết kinh nghiệm làm việc trước đây của họ. Cách giải quyết vấn đề của ứng viên trong quá khứ là cơ sở đáng tin cậy giúp nhà tuyển dụng dự đoán được cách họ xử lý công việc trong tương lai như thế nào. Ví dụ:
Hãy cho tôi một ví dụ về cách anh/chị giải quyết thành công một sự cố trong công việc trước đây cùng với đội nhóm của mình?
Anh/chị đã từng xử lý thành công một vấn đề nan giải trong công việc trước đây như thế nào?
6. Bộ câu hỏi phỏng vấn giúp kiểm tra khả năng ứng biến và tư duy logic
1. Nếu không phải lo lắng về tài chính, bạn sẽ chọn công việc gì?
2. Giả sử bạn được tuyển, bạn sẽ làm gì trong 90 ngày đầu tiên?
Một số vị trí công việc sẽ yêu cầu các ứng viên có khả năng chịu áp lực tốt và xử lý vấn đề một cách nhanh nhạy. Các câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng phát hiện khả năng ứng biến của ứng viên.
Những câu hỏi như thế này thì không có câu trả lời đúng hoặc sai mà chỉ để nhà tuyển dụng đánh giá cách giải quyết vấn đề của ứng viên.
Những hành động giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn
Có thêm những hành động xã giao chuyên nghiệp
Trong quá trình phỏng vấn, bạn có thể mang thêm cho ứng viên một ly nước và hỏi nếu họ gặp khó khăn. Đúng giờ – việc tôn trọng giờ giấc giúp cho quá trình phỏng vấn được ổn định và không làm mất thời gian của hai bên.
Cuối buổi phỏng vấn, bạn cũng có thể dành thời gian giới thiệu về văn phòng, nơi làm việc tương lai của ứng viên sau buổi phỏng vấn, cho các ứng viên đi đến văn phòng, tạo cho họ cơ hội để nói chuyện với các thành viên khác hoặc các đồng nghiệp trong tương lai nếu phù hợp.
Chú ý đến những cử chi phi ngôn ngữ của bạn
Cũng như cách bạn chú ý đến cách ăn mặc và tìm kiếm những ứng viên phù hợp, các ứng viên cũng đang tìm kiếm những tín hiệu ngầm từ phía nhà tuyển dụng là bạn. Hãy chắc chắn giọng nói cũng như lời nói của bạn là phù hợp và chuyên nghiệp. Ăn mặc như bình thường khi bạn đi làm và chú ý đến cách cư xử của bạn nhé. Hãy nhớ rằng bạn là một đại diện của công ty và các bộ phận của bạn, do đó hãy để những hành động của bạn phản ánh đúng những điều này.
Để trở nên lịch sự và chuyên nghiệp, bạn không nên tỏ ra quá thân mật
Hãy chỉ nên giữ những câu hỏi của bạn liên quan đến công việc, bởi nếu bạn dành thời gian phỏng vấn để trò chuyện, có thể bạn sẽ đưa ra quyết định vì bạn thích ứng cử viên đó hơn những người thực sự có năng lực cho công việc.
Với những thông tin trên, sme.vn chúc bạn sẽ phát huy hiệu quả của chúng khi làm việc.
My My -Tổng hợp và chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: resources.base.vn, vnresource.vn, careerlink.vn,…)