Máy ép chậm là trợ thủ đắc lực của chị em nội trợ trong việc tạo ra những ly nước ép thơm ngon, bổ dưỡng cho cả gia đình. Tuy nhiên, bạn đã biết cách sử dụng thiết bị này đúng cách để đảm bảo an toàn và duy trì tuổi thọ của máy chưa? Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng máy ép chậm, mời bạn tham khảo!
1. Cắt nhỏ các loại rau củ nhiều xơ trước khi ép
Đối với các loại rau củ quả nhiều xơ như cà rốt, táo, lê,… bạn nên cắt thành các miếng vừa ống tiếp nguyên liệu, và từ từ thả vào máy ép để hạn chế tình trạng quá tải, kẹt xơ bã. Các loại rau lá xanh như cần tây, cải bó xôi,… nên được cắt ngắn thành các đoạn ngắn 1 – 3 cm hoặc cuộn tròn lại trước khi ép. Trong trường hợp thấy máy có các dấu hiệu như hoạt động chậm, hoặc nguyên liệu bị tắc, bạn cần ngừng ép và nhanh chóng tìm hiểu cách xử lý khi máy ép chậm bị ket.
Cắt nhỏ các nguyên liệu thành miếng vừa miệng máy giúp hạn chế tình trạng kẹt xơ bã
2. Không thúc máy ép quá nhiều và nhanh
Khác với máy ép nhanh sử dụng lưỡi dao để nghiền nhỏ và và lực ly tâm tách nước ra khỏi bã, máy ép chậm sử dụng momen xoắn và hộp giảm tốc, do đó cho quá nhiều và liên tục trái cây, rau củ vào máy có thể khiến máy quá tải và gây ra hiện tượng kẹt.
Bạn nên thả từ từ và xen kẽ các loại nguyên liệu cứng, mềm, nhiều xơ, ít xơ vào máy ép bởi nguyên lý các chất lỏng từ rau củ mềm sẽ giúp cuốn trôi bã rau củ cứng, giúp máy ép hoạt động mượt mà hơn và giảm thiểu tắc nghẽn.
Ép quá nhiều nguyên liệu, nguyên liệu không được cắt nhỏ có thể khiến xơ, bã bị kẹt trong máy
3. Không ép các loại nguyên liệu quá cứng hay quá mềm
Các loại nguyên liệu quá cứng như mía hay quá mềm và có hàm lượng tinh bột cao như chuối, bơ dễ làm hỏng trục quay hoặc gây tắc nghẽn máy ép. Đối với các loại trái cây như chuối, bơ, bạn nên sử dụng làm sinh tố, smoothie thay vì ép nước để đảm bảo giữ được dưỡng chất và cấu trúc đồ uống tốt nhất.
Các loại quả có hạt cứng và to như ổi, cóc, đào,… nếu quên bỏ hạt trước khi ép cũng có thể là nguyên nhân tại sao máy ép chậm không chạy. Do đó, bạn đừng quên bỏ hạt và sơ chế kĩ trước khi ép nhé!
Ép các loại nguyên liệu quá cứng như mía hoặc quá nhiều tinh bột như bơ, chuối có thể khiến máy ép bị kẹt
Như vậy, bài viết vừa cung cấp cho bạn những lưu ý khi sử dụng máy ép chậm. Ghi nhớ và ứng dụng những lưu ý trên đây không chỉ giúp máy ép chậm của bạn bền hơn mà còn đảm bảo mang đến cho gia đình bạn những ly nước ép thơm ngon, bổ dưỡng.