Thị trường giữa các doanh nghiệp hiện nay cạnh tranh rất khốc liệt. Từ các chiến dịch truyền thông, marketing cho đến các chính sách phân phối, bán hàng tại các điểm bán. Chính vì thế doanh nghiệp cần có những chiến lược riêng để nâng cao cạnh tranh trên thị trường. Tiếp thị tại điểm bán – Trade Marketing là một trong những vũ khí ngược dòng giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu trong thời gian dài.
Mục Lục
– Trade Marketing là gì?
Nếu như các chiến lược marketing thông thường đều hướng tới các đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua phương tiện truyền thông thì tiếp thị tại điểm bán Trade Marketing lại nhắm đến các đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp thông qua điểm bán.
Các hoạt động marketing tại điểm bán được coi là bộ phận trung gian giữa bán hàng và marketing. Trade marketing là bộ phận thực hiện các chiến lược marketing của doanh nghiệp tại điểm bán để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, giúp doanh nghiệp đạt mức doanh thu, lợi nhuận theo mục tiêu đã đề ra.
– So Sánh điểm khác biệt giữa Trade marketing và Branding
Nhiều người khi được hỏi về Trade marketing thường bị nhầm lẫn với Branding. Tuy nhiên, giữa Trade marketing và Branding hoàn toàn khác nhau. Branding marketing là những chiến lược marketing thương hiệu, tập trung đánh vào các đối tượng người tiêu dùng. Các hoạt động brand marketing chủ yếu là quảng cáo, tổ chức sự kiện, PR, digital,…nhằm chiếm lấy tâm trí người dùng. Khiến cho người dùng luôn nhớ đến thương hiệu của bạn.
Còn Trade Marketing chủ yếu tập trung vào các hoạt động marketing liên quan đến người tiêu dùng như đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, giảm giá,… để thúc đẩy hoạt động mua hàng, gia tăng doanh số giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận tại các điểm bán.
– Các chiến thuật Trade marketing hiệu quả giúp doanh thu doanh nghiệp nhảy vọt
Vậy doanh nghiệp nên sử dụng các chiến thuật trade marketing sao cho hiệu quả để thúc đẩy mục tiêu doanh thu cho đơn vị mình? Dưới đây là một số chiến thuật trade marketing được nhiều doanh nghiệp sử dụng:
1. Tham gia các triển lãm thương mại (Trade Show)
Triển lãm thương mại là hình thức quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng tốt nhất được nhiều doanh nghiệp tham gia hàng năm. Việc tham gia các triển lãm thương mại là cơ hội để doanh nghiệp có thể tương tác đối với các khách hàng tiềm năng trên thị trường. Tại triển lãm có sự tham gia của rất nhiều đối tượng khách hàng như: nhà bán buôn, nhà phân phối và các đơn vị bán lẻ,…Các đối tượng này tham gia triển lãm để tìm kiếm thị trường mới, thương hiệu mới mở ra cơ hội hợp tác.
Ngoài ra, việc tham gia triển lãm còn là một cách để doanh nghiệp có thể quảng bá được thương hiệu của mình ra trên thị trường. Vậy nên, khi tham gia vào các triển lãm, doanh nghiệp thường setup gian hàng sao cho nổi bật để thu hút được nhiều khách hàng đến tham quan và mua sắm.
Bạn có biết tại sao người ta lại cực kỳ ưa chuộng sử dụng phần mềm DMS quản lý trong doanh nghiệp?
Phần mềm DMS hữu ích trong bán hàng vì sao
2. Đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi (Sale Promotions)
Một trong những yếu tố không thể thiếu đối với chiến lược Trade Marketing đó chính là việc đẩy mạnh chương trình khuyến mãi để xúc tiến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Các chương trình khuyến mãi sẽ giúp người tiêu dùng có thêm động lực mua hàng. Từ đó, gia tăng doanh số bán tại các điểm bán lẻ của doanh nghiệp.
3. Phát triển các kênh bán hàng online thông qua các trang web thương mại
Bán hàng trực tiếp trong những năm gần đây có sự suy giảm do các yếu tố dịch bệnh, công nghệ. Vậy nên, doanh nghiệp cần có những phương thức bán hàng thông qua các kênh trực tuyến hoặc website trực tiếp của mình. Các website sẽ giúp cho người dùng có thể dễ dàng tương tác tìm kiếm thông tin về sản phẩm, theo dõi các feedback từ người mua trước để có những đánh giá và đưa ra quyết định mua hàng.
4. Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp tại điểm bán
Doanh nghiệp cũng cần chú trọng việc xây dựng hình ảnh thương hiệu tại các điểm bán. Do điểm bán là nơi doanh nghiệp có thể tiếp cận các đối tượng khách hàng của mình một cách gần nhất. Vậy nên, các hoạt động marketing xây dựng thương hiệu tại điểm bán là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp củng cố được hình ảnh và định vị thương hiệu trong lòng khách hàng.
5. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các nhà phân phối
Không chỉ tập trung vào yếu tố khách hàng, doanh nghiệp cũng nên xây dựng các mối quan hệ cùng có lợi với các đơn vị khác như nhà phân phối, đơn vị bán buôn, bán lẻ để thúc đẩy hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại điểm bán. Không có đơn vị phân phối nào muốn hợp tác với doanh nghiệp nếu không có lợi ích đi kèm. Vậy nên, bạn cần xây dựng các chiến lược sao cho phù hợp giữa các bên để hoạt động phân phối sẽ được diễn ra một cách hiệu quả và lâu bền.
Winmap Coach – Khóa huấn luyện phát triển kênh phân phối đầu tiên tại Việt Nam
– Địa chỉ: Số 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
– Email: winmap.coach@gmail.com
– Điện thoại : 098.443.9488