Hiện nay, BHXH cho phép doanh nghiệp khai báo và thực hiện nhiều nghiệp vụ khác nhau. Từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí hiệu quả. Dưới đây là tổng hợp các nghiệp vụ được phép khai báo qua BHXH điện tử doanh nghiệp cần nắm rõ để sử dụng hiệu quả.
Mục Lục
1. Báo tăng lao động
Tăng lao động là một trong những nghiệp vụ thường gặp nhất tại hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Người phụ trách BHXH của doanh nghiệp cần thực hiện khai báo tăng lao động đóng BHXH khi phát sinh lao động có ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên.
Các trường hợp cần thực hiện báo tăng lao động trên BHXH điện tử phải kể đến gồm:
- Lao động được thêm mới
- Lao động thêm mới do chuyển từ nơi khác đến
- Lao động thêm mới do chuyển từ tỉnh khác đến
- Lao động đi làm lại sau khi nghỉ
- Lao động đi làm lại sau thai sản
- Thực hiện bổ sung tăng nguyên lương
Thực hiện báo tăng lao động đóng BHXH
2. Báo giảm lao động
Tương tự như tăng lao động, nghiệp vụ giảm lao động cũng cần thực hiện khi có sự thay đổi về nhân sự. Cụ thể, người phụ trách BHXH của doanh nghiệp cần báo giảm lao động đóng BHXH với các lao động động thuộc diện hoặc đủ điều kiện xét chế độ trong các trường hợp sau:
- Lao động nghỉ việc
- Lao động nghỉ ốm ngắn/dài hạn
- Lao động nghỉ thai sản
- Lao động chuyển công tác
- Lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Thực hiện báo tăng lao động đóng BHXH
3. Tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất
Dựa theo Luật BHXH 2014 về BHXH bắt buộc thuộc Nghị định 115/2015/NĐ-CP, người phụ trách BHXH có thể khai báo tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất khi:
- Doanh nghiệp tạm dừng sản xuất kinh doanh với thời hạn từ 1 tháng trở lên do bị tác động, ảnh hưởng bởi các yếu tố gồm: Khó khăn khi thay đổi cơ cấu, khủng hoảng và công nghệ, kinh tế suy thoái, thực hiện các chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện các cam kết quốc tế.
- Bị ảnh hưởng và khó khăn do dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa.
4. Thay đổi điều kiện, căn cứ và mức đóng
Doanh nghiệp cần thực hiện thay đổi điều kiện, căn cứ và mức đóng BHXH khi người lao động thay đổi một số thông tin liên quan đến BHXH, chế độ. Cụ thể, các trường hợp sau cần khai báo, điều chỉnh trên BHXH điện tử:
- Thay đổi tiền lương, tiền công, phụ cấp đóng BHXH
- Thay đổi chức danh, chức vụ, điều kiện hay nơi làm việc
- Thay đổi mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN
- Thay đổi tiền lương đã đóng BHXH
- Người lao động nghỉ việc, nghỉ ốm, nghỉ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng và không hưởng tiền lương hay tiền tiền tháng.
Kê khai BHXH điện tử khi cần thay đổi các thông tin BHXH của người lao động
5. Khai báo các trường hợp hưởng BHXH của người lao động
Với các lao động đủ điều kiện để thực hiện chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động thì doanh nghiệp có thể thực hiện khai báo trên BHXH điện tử mà không cần lên trực tiếp cơ quan bảo hiểm. Cụ thể các trường hợp như sau:
- Khai báo lao động nghỉ sinh, đủ điều kiện thụ hưởng chế độ thai sản của BHXH.
- Khai báo hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn nhưng không phải là tai nạn lao động; các trường hợp điều trị thương tật, tái phát bệnh do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc có con dưới 7 tuổi bị ốm phải nghỉ việc có đầy đủ hồ sơ xác nhận.
- Khai báo hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi người lao động, viên chức bị tai nạn và suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên khi: Người lao động bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; Bị tai nạn ngoài nơi làm việc/ngoài giờ làm việc khi thực hiện các công việc được người sử dụng lao động giao phó; Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
BHXH điện tử ngày càng được doanh nghiệp ưa chuộng sử dụng
6. Một số lưu ý khi thực hiện kê khai trên BHXH điện tử
Khi thực hiện kê khai BHXH điện tử, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau:
Lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín: Cần đảm bảo phần mềm BHXH điện tử tại các đơn vị cung cấp uy tín, có thẩm quyền. Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ và phần mềm BHXH với nhiều tiện ích và tính năng thông minh. Trong đó, phần mềm VNPT BHXH được nhiều người dùng và doanh nghiệp đánh giá cao nhất, giúp người dùng và doanh nghiệp thực hiện khai báo các nghiệp vụ BHXH một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Để sử dụng, người dùng cần tải phần mềm kê khai BHXH về máy và đăng ký sử dụng dịch vụ bằng cách gọi trực tiếp đến tổng đài VNPT 1800 1260 để được tư vấn, hỗ trợ.
Đồng nhất thông tin: Phải đảm bảo thông tin chữ ký số đang sử dụng để khai báo phải đồng nhất với thông tin chữ ký số được đăng ký trên BHXH điện tử. trước đó. Nếu sử dụng sai chữ ký số sẽ không thể khai báo thành công và hệ thống không ghi nhận thông tin.
Đảm bảo kết nối internet ổn định: Sử dụng internet có kết nối ổn định để quá trình kê khai diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và không bị gián đoạn.
Trên đây chúng tôi đã tổng hợp 5 loại nghiệp vụ được phép khai báo qua BHXH điện tử và những điều cần lưu ý. Hy vọng những chia sẻ phía trên sẽ hữu ích với các doanh nghiệp và người dùng trong quá trình làm việc.