Nhà báo là gì? Ở bất cứ quốc gia nào thì nghề nhà báo cũng đều được coi trọng khi chịu trách nhiệm truyền thông và cung cấp thông tin về mọi mặt của cuộc sống mỗi ngày. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Mục Lục
Nghề nhà báo là gì?
Nghề nhà báo là nghề hiện nay đang rất hot trong xã hội, xã hội càng hiện đại thì nghề nhà báo càng được chú trọng hơn. Nghề báo luôn tiếp thu cái mới, sáng tạo và đổi mới liên tục để đáp ứng nhu cầu độc giả nên có sự đào thải rất nhanh, nếu bạn không tìm ra được cái mới bạn sẽ dễ bị tự đào thải. Do đó, trong quá trình làm việc đòi hỏi bạn phải tự học hỏi, trau dồi thêm kiến thức thời sự, xã hội, chuyên môn hoặc tìm đến các khóa tập huấn chuyên sâu dành riêng cho nghề nghiệp của mình để nâng cao trình độ và kỹ năng tác nghiệp.
Xem thêm Cách kết bạn nhiều trên facebook mà không bị chặn 2021
Để trở thành nhà báo cần phải có những tố chất nào?
Có rất nhiều người hiện nay lựa chọn nghề báo là công việc mơ ước của bản thân. Đa phần các tòa soạn, đài truyền hình, phát thanh khi đăng tuyển dụng thường đòi hỏi ứng viên cần đáp ứng được những tố chất của nghề báo như:
Sự năng động, trung thực
Dù là công việc nào đi chăng nữa thì cũng đều đòi hỏi bạn cần phải có đạo đức với nghề và việc làm báo chí truyền thông cũng vậy. Nghề nhà báo là truyền tải các thông tin một cách chuẩn xác nên sự trung thực, năng động được xem là tốt chất cốt lõi mà bạn cần có.
Chịu áp lực công việc
Công việc nghề báo phải chịu áp lực từ nhiều phía
Nghề báo có thể mang lại nhiều thành công, danh tiếng nhưng cũng đòi hỏi bạn phải biết chịu sức ép từ áp lực công việc. Mỗi một thông tin bạn đưa ra thì bạn phải chịu trách nhiệm với nó, dành nhiều thời gian và hết mình vì công việc. Sức ép mà bạn nhận được trong công việc này không chỉ từ cấp trên, dư luận mà ngay cả áp lực trong sự cạnh tranh giữa các tòa soạn.
Đam mê viết lách
Để cho ra những bài báo chất lượng, thu hút người đọc thì trước hết bạn phải có niềm đam mê viết lách và năng lực chuyên môn tốt. Với những thông tin mà bạn thu thập được thì cần phải biết biến chúng thành một bài viết đủ sức cuốn hút độc giả theo dõi.
Đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo
Theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 Luật báo chí, đối tượng sau đây đạt các tiêu chuẩn điều kiện tương đương thì được xét cấp thẻ nhà báo.
– Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí, thông tấn.
– Trưởng phòng (ban), phó trưởng phòng (ban) nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí, thông tấn.
– Phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí, thông tấn.
– Người quay phim, đạo diễn chương trình phát thanh, truyền hình (trừ phim truyện) của các đơn vị được cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và sản xuất phim tài liệu của Nhà nước.
Những vị trí công việc phổ biến nhất của nghề báo
Phóng viên
Phóng viên là người làm việc cho đài phát thanh, đài truyền hình, hãng thông tấn, báo chí… với vai trò, nhiệm vụ chính là viết tin, bài và ký tên cho bài báo bằng chính tên người viết hay bằng bút danh. Đôi khi họ còn là những nhà quay phim, chụp hình…
Yêu cầu của phóng viên đó là: Có khả năng viết nhanh, tính chất rõ ràng, khách quan, chính xác, đầy đủ… Có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực của cuộc sống, quan tâm đến các vấn đề mang tính thời sự.
Xem thêm Làm gì khi nhân viên giỏi nghỉ việc? Lãnh đạo cần làm gì?
Phóng viên thường trú
Phóng viên thường trú là một lực lượng trực thuộc đội ngũ nhà báo – phóng viên Việt Nam. Họ sẽ đại diện cho cơ quan báo chí của mình để đi tới những quốc gia khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Anh quốc, Nga, Mỹ… để thu thập tin tức giúp khán giả quê nhà nắm được tình hình quốc tế.
Để làm tốt công việc được giao thì các phóng viên thường trú ngoài những kiến thức chuyên ngành còn phải thành thạo về ngôn ngữ khác nhau. Các phóng viên còn phải tìm hiểu về các địa bàn làm việc về địa hình, văn hóa, bản sắc, truyền thống, pháp luật… để có thể làm việc thuận lợi và tránh những vấn đề pháp luật, tôn giáo.
Biên tập viên
Nhà báo là gì? Biên tập viên là một vị trí công việc xuất hiện trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau như báo chí, truyền hình, xuất bản… Cứ ở đâu có người viết thì ở đấy ắt sẽ xuất hiện người biên tập. Biên tập viên là người đảm bảo sự chỉnh chu về hình thức, nội dung sản phẩm trước lúc công khai với công chúng.
Bởi vậy, vị trí này yêu cầu kiến thức, kỹ năng chuyên sâu nhằm đảm bảo chất lượng của các bản thảo văn học, bài viết của phóng viên hoặc kịch bản của các chương trình truyền hình. Hiện nay, vị trí biên tập viên đang thu hút nhiều sự chú ý của các bạn trẻ, đặc biệt những bạn yêu thích sự viết lách.
Thư ký tòa soạn
Thư ký tòa soạn là cánh tay phải của tổng biên tập các tòa soạn báo, đứng sau tổng biên tập và phó tổng biên tập. Thư ký tòa soạn là người có nghiệp vụ, trình độ chuyên môn giỏi trong lĩnh vực, có kinh nghiệm làm việc trong nghề báo, có sự nhạy cảm với chính trị, văn hóa, xã hội.
Thư ký tòa soạn phải am hiểu thêm nhiều vấn đề liên quan để tạo ra được một bài chất lượng như hiểu rõ quy trình làm báo, viết báo, am hiểu các lỗi kỹ thuật.
Xem thêm Kỹ năng phát triển nghề nghiệp là gì? Bao gồm những kỹ năng nào?
Tổng biên tập
Nhà báo là gì? Tổng biên tập là người đứng đầu các cơ quan báo chí, là người lãnh đạo của các tổ chức giáo dục đoàn thể của tòa soạn. Tổng biên tập chịu trách nhiệm xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết nội bộ, xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp và thân thiện với các độc giả.
Qua bài viết trên đây Sme.vn đã cung cấp các thông tin về nhà báo là gì? Đối tượng được xét cấp thẻ nhà báo. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( timviecbaochi.com, 123job.vn, … )